Lee Ji Sook

Chị hãy bắt đầu cuộc phỏng vấn bằng việc mô tả về tác phẩm của mình nhé ạ.
Thông thường, những bức tranh Scholar’s Accoutrements (chaekkori hay là tranh sách) sử dụng giá sách và sách làm mô típ chính. Tác phẩm mới nhất này là bức tranh sách phù điêu cùng hoa diên vĩ. Trước đây, tôi đã vẽ hoa mẫu đơn và hoa anh đào, đây là những loài hoa mà tôi đã trồng và chăm sóc trong thời gian làm việc với một tác phẩm. Tuy nhiên, năm ngoái, tôi đã chọn trồng hoa diên vĩ vì tôi muốn vẽ thân cây của loài hoa này. Ngoài ra, vì hoa diên vĩ tượng trưng cho “tin tốt lành” và cũng vì đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp nên tôi nghĩ đây là thời điểm hoàn hảo để trồng hoa diên vĩ. Cùng với những bông hoa diên vĩ của mình, tôi còn kèm thêm một tủ ngăn kéo được trang trí bằng các món đồ ngọc trai. Tất cả đều khiến tôi nhớ đến mẹ tôi và một cuốn sách có tên “Thợ thủ công” do Giáo sư Richard Sennett viết.

Lý do nào khiến chị mượn kỹ thuật từ bức tranh cổ truyền “Minhwa”?
Khi tôi khoảng 30 tuổi, tôi thành lập một câu lạc bộ đọc sách nhỏ có tên là “Reading Craftsman’s Book Club”. Câu lạc bộ hoạt động trong vòng khoảng một thập kỷ, tuy nhiên, tôi vẫn không cảm thấy thật sự hài lòng. Tôi đã định ngưng hoạt động, nhưng đó cũng là khi tôi bắt gặp một cuốn sách có tên “Nghệ thuật du lịch” do Alain de Botton viết. Tôi đã tìm thấy điều mà tôi đã tìm kiếm trong vô vọng từ tất cả các cuộc họp câu lạc bộ sách trong suốt thập kỷ qua. Điều đó khiến tôi thực sự muốn giới thiệu sách cho người khác và đó là lúc những bức tranh sách bắt đầu lọt vào mắt tôi.

Chị sử dụng màu acrylic áp dụng cho đất nung. Điều này có liên quan đến năm mảng màu truyền thống của Hàn Quốc không ạ?
Tôi muốn vẽ những hoa văn phức tạp trên đất nung. Vì vậy, sau một số thử nghiệm, tôi nhận thấy màu acrylic là lựa chọn tốt nhất. Tôi trộn màu với nhiều nước để làm cho sơn trông giống như màu nước. Nếu tác phẩm của tôi khiến bạn liên tưởng đến năm màu sắc truyền thống của Hàn Quốc, thì đó không phải là dự định ban đầu của tôi. Đúng hơn, đó có thể là DNA Hàn Quốc của tôi được tỏa sáng thông qua tác phẩm của mình.

Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học và công nghệ cực kỳ tiên tiến. Có lý do gì khiến chị lựa chọn kết hợp hình thức văn hóa truyền thống chủ yếu thuộc về giai cấp công nhân trong suốt chiều dài lịch sử?
Tôi nghĩ rằng chính vì sự tự do thể hiện trong các tác phẩm nghệ thuật mà trong đó những bức tranh men ngọc Buncheong Sagi với những họa tiết và hình minh họa không theo quy luật hay những bức tranh Minhwa do những nghệ sĩ vô danh thực hiện đã thu hút gu thẩm mỹ của con người ngày nay. Tranh dân gian Minhwa có rất nhiều yếu tố hấp dẫn. Nhưng tôi bị cuốn hút vào “bố cục đa góc nhìn” của các bức tranh Minhwa.

Chị đề cập rằng chị đã đưa cảm nghĩ của mình về cuốn tiểu thuyết của Milan Kundera, “Sự bất tử,” vào tác phẩm của mình, đặt tựa đề “Sự giàu sang và Danh dự”. Chị đã lấy cảm hứng từ cảm nghĩ cụ thể nào?
Tất cả con người đều mơ về những hình thức bất tử khác nhau. Nhưng liệu sự bất tử có phải là một giấc mơ thực tế? Chúng ta có thể tận hưởng sự giàu có và danh dự thoáng qua. Nhưng sự giàu có, danh dự, địa vị và tình yêu vĩnh viễn thì sao? Tôi không chắc. Tôi cũng nghĩ rằng hầu hết chúng ta đều lãng phí cuộc sống của mình, thứ mà chỉ có một để theo đuổi một ảo tưởng không tồn tại.

Hầu hết tác phẩm của chị đều là phù điêu. Chị có thể giải thích vì sao không ạ?
Đó là một quyết định rất thực tế. Tôi quyết định chọn phù điêu vì tôi nghĩ rằng các tác phẩm điêu khắc hoàn chỉnh rất khó lưu trữ. Tôi nghĩ, "Tôi cần tạo ra những thứ mà tôi có thể treo trên tường." Một lần, tôi được gợi ý chuyển một số tác phẩm hai chiều, phẳng của mình thành các tác phẩm ba chiều hơn và để chúng tự dựng đứng. Đó là một trải nghiệm thực sự thú vị.

Với tư cách là một nghệ sĩ, chị đã thay đổi theo những hướng nào kể từ khi tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên của mình vào năm 1996?
Là một nghệ sĩ, tôi đã trải qua một số thời điểm chán nản cho đến tận những năm cuối của tuổi 30. Tôi thiếu định hướng và sự tự tin. Như tôi đã nói, tôi dần trở nên tự tin hơn, và bắt đầu tin rằng tôi thực sự có thể thành công khi bước sang tuổi 40. Những cuốn sách tôi đang đọc bắt đầu nói với tôi, và tôi tin rằng tôi có thể tạo ra tiếng nói của riêng mình thông qua những tác phẩm. Suy nghĩ và quan điểm của tôi đã trở nên chín chắn, nhưng tôi cảm thấy buồn vì thực tế là tôi đã ở chạm đến một thời điểm trong cuộc đời nơi mà tôi không còn trẻ và lanh lợi như trước nữa.

Chị có dự định gì tiếp theo ạ?
Năm ngoái, với tư cách là người đóng góp cho Gallery Coop, tôi đã trình bày một phần cảm nhận của mình về cảnh quan ở Gangwon-do. Đó là một sự thay đổi lớn về tốc độ đối với tôi. Nó đã cho tôi một cơ hội để rời bỏ sự lệ thuộc vào các bức tranh sách một cách đáng kể, đó là quyết định của bản thân cũng như tác động nhất định từ bên ngoài mà tôi đã phải đối mặt suốt một thời gian. Vì vậy, trước mắt, tôi sẽ ra thêm tác phẩm về cảnh quan nhiều hơn.